Công ty khởi nghiệp (startup) là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt Những startup này là doanh nghiệp mới thành lập, ở pha “đang phát triển” và đang điều nghiên thị trường. Khi nói đến công ty startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: có sáng…
Công ty khởi nghiệp (startup) là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt
Những startup này là doanh nghiệp mới thành lập, ở pha “đang phát triển” và đang điều nghiên thị trường. Khi nói đến công ty startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.
Những điều cần biết về công ty khởi nghiệp (startup)
Một startup là một tổ chức tạm thời, được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh và thăm dò mức độ hút thị trường của sản phẩm/dịch vụ mà không phải là phiên bản nhỏ của công ty lớn. Quá trình đi tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt của một startup chủ yếu là quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác để rút ra bài học từ mỗi thất bại cái gì là không nên làm.
Việc xác định một doanh nghiệp mới có là startup thì một số đặc trưng mà startup phải có: là tổ chức không có lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ, phụ thuộc vốn tư nhân (chứ không phải vốn chứng khoán) và xác suất sống không cao.
Vòng đời của các startup
Các công ty startup có các nhiệm vụ trọng yếu sau: trước hết là hình thành nhóm đồng sáng lập nhằm bảo đảm các kỹ năng và nguồn lực then chốt phải được dùng vào việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm khả dụng tối thiểu đầu tiên.
Sau đó trên cơ sở sản phẩm khả dụng tối thiểu này, phải xem xét, đánh giá và phát triển các ý tưởng, khái niệm kinh doanh nhằm hình thành một hiểu biết sâu rộng hơn về các ý tưởng và khái niệm này cùng tiềm năng thương mại của chúng. Một tổ chức kinh doanh sẽ kết thúc giai đoạn startup sau khi đã vượt qua một số cột mốc nhất định, hoặc thất bại hoàn toàn và chấm dứt sự tồn tại. Các startup thành công thường có mức linh hoạt hơn các doanh nghiệp đã chính thức hoạt động. Tính linh hoạt ở đây được hiểu theo nghĩa các startup có tiềm năng tăng trưởng rất nhanh tuy mức đầu tư tài chính, nhân lực, đất đai lại rất có hạn. Trên thực tế, nhiều startup được đầu tư ngay từ đầu bởi chính những người sáng lập. Các cơ hội nhận tài trợ khác cũng có nhiều dạng thức, chẳng hạn đầu tư tập thể và sau này các nguồn tài trợ đó cũng được chuyển thành cổ phiếu khi giai đoạn startup kết thúc.
Hợp tác kinh doanh giữa các startup
Nguyên tắc 1 yêu cầu các startup phải có phong cách quản lý doanh nghiệp cao và có phát minh cơ bản (tạo ra chuẩn hoàn toàn mới). Nguyên tắc này hàm ý rằng các startup sẽ thành công hơn trong việc tìm đối tác kinh doanh trong một thị trường chưa hình thành chuẩn mực.
Nguyên tắc thứ 2 yêu cầu một dạng quản lý không quá chặt chẽ như doanh nghiệp (mà mềm dịu hơn) và startup cần phải có cải tiến mới hơn (phát triển trên một chuẩn có sẵn). Nguyên tắc này cũng giúp các startup thành công hơn trong việc tìm đối tác kinh doanh trong một thị trường chuẩn mực.
Các startup cần phải liên kết với nhau theo một trong hai nguyên tắc này để việc thương mại hóa phát minh sáng chế của mình có thể tìm tới và hấp dẫn đối tác kinh doanh. Bằng cách tìm được cho mình một đối tác kinh doanh các startup sẽ có cơ hội thành công lớn hơn.