Tai nạn lao động là điều không thể tránh khỏi, đây là yếu tố mang tính chất rủi ro Nhưng…. Khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm thuộc về ai Một bạn đọc có câu hỏi: ” Chào luật sự, trong khi làm việc tôi bị tai nạn lao động, cụ thể là bị gãy tay nên tôi phải bó bột 7 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ. Người chủ sử dụng lao động của tôi đã thanh toán toàn bộ chi phí…
Tai nạn lao động là điều không thể tránh khỏi, đây là yếu tố mang tính chất rủi ro
Nhưng….
Khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm thuộc về ai
Một bạn đọc có câu hỏi:
” Chào luật sự, trong khi làm việc tôi bị tai nạn lao động, cụ thể là bị gãy tay nên tôi phải bó bột 7 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ. Người chủ sử dụng lao động của tôi đã thanh toán toàn bộ chi phí thuốc men, bệnh viện để chữa trị. Nhưng tôi không thể đi làm kiếm tiền được trong thời gian này thì tôi có được hưởng khoản trợ cấp nào không? ”
Tai nạn lao động
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật NewVision, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo Điều 144 của Bộ luật lao động 2012 đã quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động như sau:
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
⇒ Như vậy: Chiếu theo quy định trên, việc người chủ sử dụng lao động của bạn thanh toán toàn bộ chi phí thuốc men, bệnh viện là hợp lý. Bên cạnh đó, theo Khoản 2, tuy trong thời gian 7 tuần bạn không thể đi làm nhưng vẫn có quyền hưởng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 145 của Bộ luật lao động 2012 thì bạn có thể được hưởng trợ cấp từ 2 nguồn sau:
– Thứ nhất là Bảo hiểm xã hôi bắt buộc: nếu bạn có tham gia bảo hiểm thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì bạn sẽ được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Thứ hai là người sử dụng lao động: trường hợp này bạn cần phải căn cứ vào yếu tố lỗi để nhận được khoản bồi thường phù hợp vì bạn không nêu cụ thể vấn đề này nên bạn có thể đối chiếu theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 145 Bộ luật lao động 2012.
“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”