Điển hình cho câu chuyện này là vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Foremost Việt Nam (sau đây viết tắt là Công ty Foremost) và bị đơn là Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh (sau đây viết tắt là Công ty Trường Sinh) làm một ví dụ. Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu “Trường Sinh”. Ngày 11-12-1996 Công ty Foremost đó đăng ký nhãn…
Điển hình cho câu chuyện này là vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Foremost Việt Nam (sau đây viết tắt là Công ty Foremost) và bị đơn là Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh (sau đây viết tắt là Công ty Trường Sinh) làm một ví dụ.
Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu “Trường Sinh”. Ngày 11-12-1996 Công ty Foremost đó đăng ký nhãn hiệu “Trường Sinh” tại Cục Sở hữu trí tuệ và tháng 6 – 1998 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho nhãn hiệu “Trường Sinh”. Cuối năm 1998, Công ty Foremost phát hiện trên thị trường có sản phẩm sữa đậu nành do xưởng Trung Thực (nay là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh) sản xuất cũng mang nhãn hiệu “Trường Sinh”. Công ty Foremost cho rằng, sự xuất hiện của sản phẩm sữa đậu nành “Trường Sinh” trên thị trường đã làm giảm uy tín, giảm doanh thu sản phẩm bán ra trên thị trường vì đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Công ty Foremost đã tiến hành khởi kiện Công ty Trường Sinh ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa “Trường Sinh” và bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền. Công ty Trường Sinh đã đưa ra các lý lẽ phản đối và khẳng định đây là hai sản phẩm không cùng nhóm, cho nên không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự trùng hợp về tên gọi “Trường Sinh” chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không thể làm phương hại đến Công ty Foremost, và không thể gây thiệt hại. Tòa án đã lấy ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Cục SHTT. Theo quan điểm của Bộ Thương mại thì đối chiếu với danh mục của Bộ Thương mại, sản phẩm sữa đặc có đường của Foremost thuộc nhóm 29, còn sản phẩm sữa đậu nành Trường Sinh thuộc nhóm 32, do đó, đây là hai sản phẩm không cùng nhóm và không có sự xâm phạm (Công văn số 2275/BTM-QLCL ngày 13-6-2002 của Bộ Thương mại). Theo quan điểm của Bộ Y tế thì đây là hai sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên có vi phạm hay không thì thuộc thẩm quyền kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ. Còn Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu “Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh” của Công ty Trường Sinh ở thời điểm năm 1998 và sau khi Công ty Foremost có đơn gửi Cục SHTT về việc Công ty Trường Sinh đã xâm phạm quyền được bảo hộ của mình, Cục SHTT đã hai lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đậu nành. Cục SHTT cũng đã gửi công văn số 27 ngày 13-01-2000 cho Tòa án để khẳng định rõ về hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ của Công ty Foremost.
Cơ sở pháp luật để Cục SHTT khẳng định Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp:
Khoản 5 Điều 73 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ”
Như vậy, theo quan điểm của Cục SHTT thì Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh đã sử dụng nhãn hiệu (tên gọi) dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng với sữa có đường mang nhãn hiệu Trường sinh của công ty Foremost.
Kết quả của hai phiên tòa sơ và phúc thẩm đã bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Foremost song buộc công ty TNHH công nhiệp Trường Sinh chấm dứt dùng nhãn hiệu cũ. Lý do là bản kết luận của Cục Sở hữu Công nghiệp cho rằng sữa đặc có đường và sữa đậu nành dễ bị lẫn thành sản phẩm cùng loại.
Cũng chính vì sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã dẫn tới nhiều trường hợp, sau khi có phán xét của Tòa án cấp phúc thẩm đối với vụ án rồi nhưng các bên đương sự vẫn viện dẫn các ý kiến đối lập với loại ý kiến được tham khảo để đưa ra phán quyết để tiếp tục khiếu nại, yêu cầu xem xét kháng nghị theo yêu cầu giám đốc thẩm, gây ra khiếu nại yêu cầu kéo dài.
>>>Xem thêm: Sở hữu trí tuệ nâng cao giá trị cho doanh nghiệp