+) Văn bản pháp luật điều chỉnh Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng Trình tự và thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý thẩm…
+) Văn bản pháp luật điều chỉnh
- Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 17/2016/TT-BXD hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trình tự và thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng
+ ) Thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng
Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực
1. Gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định qua bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
2. Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc là tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.
3. Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực:
Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không vượt quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời gian tối đa 3 ngày làm việc tính từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực theo mẫu.
Trong thời gian 5 ngày tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng
4. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực khi nộp hồ sơ và Lệ phí không hoàn trả trong mọi trường hợp.
+) Điều Kiện
Điều 57 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc giấy đăng ký kinh doanh
- Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có HĐLĐ với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, sản xuất hóa chất độc hại, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì: phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện đồng thời phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn là 5 năm. Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.
Chi phí:
Đối với mức thu lệ phí cấp lần đầu: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ; Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài: 2.000.000 (hai triệu đồng chẵn)
Thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng:
Điều 67 Thông tư 59/2015/TT-BXD quy định:
– Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I.
– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó.
Điều 67 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định về Chứng chỉ năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Hạng I:
a) Có ít nhất 5 người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;
b) Có ít nhất 15 người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
c) Đã thực hiện quản lý chi phí ít nhất 2 dự án nhóm A hoặc 5 dự án nhóm B.
Hạng II:
a) Có ít nhất 3 người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II;
b) Có ít nhất 10 người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Hạng III:
a) Có ít nhất 3 người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III;
b) Có ít nhất 5 người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.