Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến khi nhu cầu làm đẹp của mọi người tăng lên Do đó, đây là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian gần đây Cá nhân, tổ chức có thể đầu tư thành lập phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp Giấy phép hoạt động. Những điều kiện để phòng khám có thể được cấp Giấy…
Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến khi nhu cầu làm đẹp của mọi người tăng lên
Do đó, đây là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian gần đây
Cá nhân, tổ chức có thể đầu tư thành lập phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp Giấy phép hoạt động. Những điều kiện để phòng khám có thể được cấp Giấy phép được quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BYT như sau:
Về điều kiện cơ sở vật chất của phòng khám
– Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình; Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh.
– Phòng khám phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh. Phòng khám phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2.
– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng.
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Về thiết bị y tế tại phòng khám:
– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ;
– Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
Về nhân sự tại phòng khám:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
Về phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ:
– Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ;
– Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai;
– Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể;
– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám;
– Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp chứng minh nhân dân.