Câu hỏi: Tôi đã ly hôn, tôi và chồng cũ có một người con 5 tuổi. Khi chúng tôi ly hôn thì con tôi ở với chồng cũ vì tôi không có điều kiện nuôi con lúc đó. Tuy nhiên, chồng tôi thường xuyên ngăn cấm không cho con tôi về nhà ngoại cấm luôn cả việc cho con tôi gặp tôi. Khi tôi xuống gặp con thì chồng cũ chỉ cho hai mẹ con gặp nhau được 1 lúc chứ không cho chở đi…
Câu hỏi:
Tôi đã ly hôn, tôi và chồng cũ có một người con 5 tuổi. Khi chúng tôi ly hôn thì con tôi ở với chồng cũ vì tôi không có điều kiện nuôi con lúc đó. Tuy nhiên, chồng tôi thường xuyên ngăn cấm không cho con tôi về nhà ngoại cấm luôn cả việc cho con tôi gặp tôi. Khi tôi xuống gặp con thì chồng cũ chỉ cho hai mẹ con gặp nhau được 1 lúc chứ không cho chở đi đâu. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm gì trong trường hợp này?
Luật sư trả lời tư vấn :
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Newvision Law. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình tư vấn ly hôn nhanh cho bạn như sau :
Ảnh minh họa – Phải làm gì khi chồng không cho gặp con sau khi ly hôn
Theo điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
+ Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 nghiêm cấm hành vi:
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”
Như vậy chồng cũ của bạn nếu cản trở bạn đến thăm con là hành vi vi phạm pháp luật, bạn có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bạn yêu cầu tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận cho bạn vào đơn về việc bạn có đến thăm nom nhưng người chồng gây khó khăn, cản trở.
Bước 2: Bạn đến trường của cháu đang học để làm đơn xác nhận và xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc để minh chứng cho tình trạng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của cháu.
Bước 3: Bạn làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho bạn thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung của 2 bạn và chồng cũ theo bản án ngày trước.
Bước 4: Cơ quan Thi hành án sẽ tiến hành mời các bên đến làm việc, chồng cũ của bạn sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho bạn được thăm con và không gây khó nữa. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên và đóng dấu của cơ quan thi hành án.
Tuy nhiên nếu chồng cũ của bạn tiếp tục không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận này thì bạn được quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu của bạn, quyết định cho thay đổi người nuôi con sang bạn dựa trên những chứng cứ và quy trình nêu trên.
Nếu chồng cũ của bạn không thi hành việc cho thăm con thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, nếu chồng bạn không tự nguyên thì có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 đồng thời theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000.
Nếu bạn còn thấy khó khăn thì có thể sử dụng Dịch vụ giải ly hôn nhanh hoặc Dịch vụ ly hôn trọn gói/nhanh chóng của chúng tôi