Câu hỏi: Em gái họ em sinh năm 1995, năm 2013 thì lấy chồng, người chồng sinh năm 1994. Nghe nói là người chồng chưa đủ tuổi kết hôn nên chưa đăng ký kết hôn. Gia đình 2 bên thì đã tổ chức đám cưới, rồi 2 người có một đứa con thì người chồng đi học nghề ở ngoài tỉnh. Nay người chồng về và nói không lấy vợ này nữa mà cũng không có lý do, ở địa phương đã hòa giải nhưng…
Câu hỏi:
Em gái họ em sinh năm 1995, năm 2013 thì lấy chồng, người chồng sinh năm 1994. Nghe nói là người chồng chưa đủ tuổi kết hôn nên chưa đăng ký kết hôn. Gia đình 2 bên thì đã tổ chức đám cưới, rồi 2 người có một đứa con thì người chồng đi học nghề ở ngoài tỉnh.
Nay người chồng về và nói không lấy vợ này nữa mà cũng không có lý do, ở địa phương đã hòa giải nhưng vẫn nhất quyết là không lấy. Người vợ thì vẫn lấy. Giờ 2 người có một đứa con vừa tròn 1 tuổi. Về quyền chăm sóc nuôi dưỡng con, không biết pháp luật can thiệp được việc này không?
Giờ bên gia đình vợ kinh tế khó khăn, nuôi con rất khó chỉ mong là bên gia đình chồng cùng nuôi dưỡng, nhưng không biết làm sao để yêu cầu bên chồng cùng nuôi dưỡng.Rất mong Luật sư hướng dẫn giùm em với !
Luật sư tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Công ty luật Newvision chúng tôi. Đại diện Công ty Luật sư Hồ Thị Thu Hằng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc như sau:
Trường hợp của em họ bạn chưa đăng ký kết hôn nên về mặt pháp lý chưa được công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên giữa hai bạn đã có con chung, việc xác định con chung được pháp luật quy định như sau:
Điều 88 – Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
+ Vậy trong trường hợp này, em họ của bạn có thể đi giám định AND để xác định cha của đứa bé và yêu cầu Tòa án xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng của cha đối với con.
Về nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
+ Khoản 2 Điều 68 nêu rõ: Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình.
+ Khoản 2 Điều 69 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Khoản 1 Điều 71 quy định: Cha, mẹ có quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi mình.
+ Điều 110 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Vì vậy, trong trường hợp cha đứa bé không đồng ý đăng ký kết hôn và thừa nhận đứa bé thì em họ bạn vẫn có quyền xác định cha cho đứa bé và yêu cầu thực hiện nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với con cho đến khi con đủ 18 tuổi.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn trọn gói tại hà nội của chúng tôi.
Công ty luật chúng tôi còn cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh ở quận, huyện Hà Nội