Ngày 6/2, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội đã bắt quả tang một đối tượng tàng trữ 971 kg ngà voi. Theo thông tin điều tra, số ngà voi này được cất giữ tại một ngôi nhà thuê của một người phụ nữ, được biết số ngà voi này được tập kết tại đây để chế tác thành các sản phẩm vòng, hạt, tượng bằng ngà voi để mang bán. Luật bảo vệ và phát triển…
Ngày 6/2, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội đã bắt quả tang một đối tượng tàng trữ 971 kg ngà voi. Theo thông tin điều tra, số ngà voi này được cất giữ tại một ngôi nhà thuê của một người phụ nữ, được biết số ngà voi này được tập kết tại đây để chế tác thành các sản phẩm vòng, hạt, tượng bằng ngà voi để mang bán.
Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2014/QH11 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.
15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.”
Luật đa dạng sinh học năm 2008 đã dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.
Tại danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì voi thuộc danh mục trên.
Căn cứ Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã thì việc tàng trữ, vẫn chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phân tích tội phạm:
1. Khách thể
Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Mặt khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau:
− Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là việc săn bắn, giết, nuôi… động thực vật thuộc danh mục trên mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, hoặc được câp phép nhưng thực hiện không đúng.
− Hành vi Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
− Hành vi Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
3. Mặt chủ quan
Lỗi cố ý ( cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp). Yếu tố động cơ và mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
4. Chủ thể
Bất kỳ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội này.
5. Hình phạt
Điều 234 Bộ luật hình sự quy định có 03 khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung đối với cá nhân phạm tội.
Qua phân tích, hành vi của người tàng trữ gần 01 tấn ngà voi tại nhà để chế tác các sản phẩm có đầy đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Vì số ngà voi thu dữ được còn nguyên thể trạng, chưa được chế tác. Nếu trường hợp số ngà voi đã được chế tác thì người phạm tội sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự về hàng cấm.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết