Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc và là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe đối với người tiêu dùng. Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hồ…
Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc và là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe đối với người tiêu dùng. Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công ty Newvision Law xin gửi đến bạn đọc một số thông tin cần thiết về hồ sơ, trình tự xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có).
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
– Bản mô tả quy trình chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
d) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh.
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
e) Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Tùy từng cơ quan, Bộ ngành có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mà phải nộp hồ sơ ở những nơi khác nhau.
Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu như đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; nếu không thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không được cấp Giấy chứng nhận.
3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo đó các cơ quan Bộ ngành được quy định rõ trách nhiệm quyền hạn và thủ tục trong các văn bản sau:
– Bộ Y tế:
Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biển thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
– Bộ công thương:
Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
– Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn