Trong nền kinh tế thị vấn đề thành lập doanh nghiệp đang được quan tâm hàng đầu. Sau đây là môt số vấn đề lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới: 1. Tên Công ty Căn cứ theo quy định của Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây: + Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp,…
Trong nền kinh tế thị vấn đề thành lập doanh nghiệp đang được quan tâm hàng đầu. Sau đây là môt số vấn đề lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới:
Ảnh minh họa
1. Tên Công ty
Căn cứ theo quy định của Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:
+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
+ Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp;
Các bạn có thể truy cập vào Website của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để tra cứu xem tên mình dự định đăng ký có bị trùng lẫn với các doanh nghiệp đã thành lập trước đó không.
2. Địa chỉ trụ sở chính
+ Trong hoạt động của doanh nghiệp cơ quan quản lý thuế luôn gửi các thông báo đến trụ sở chính của bạn khi thành lập doanh nghiệp mới cần lưu ý. Địa chỉ trụ sở chính cần rõ ràng để công văn có thể chuyển được đến với doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, vừa tránh trường hợp cơ quan quản lý thuế quy kết doanh nghiệp bỏ trốn khổi địa điểm kinh doanh.
+ Khi lựa chọn địa chỉ trụ sở chính nên chọn địa điểm có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, nhà để thuận tiện cho việc mua hóa đơn GTGT của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
3. Vốn điều lệ Công ty
Căn cứ theo khoản 6, điều 4 Luật doanh nghiệp thì Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Việc để mức vốn điều lệ hợp lý có các lợi thế sau:
– Đảm bảo tính đối ứng của Doanh nghiệp đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh.
– Thuận tiện cho việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
– Là căn cứ để áp mức thuế môn bài cho doanh nghiệp. Mức thuế môn bài chia làm 4 bậc:
+ Dười 2 tỷ đồng (bậc 4) mức thuế là 1.000.000 đồng/1 năm.
+ 2 tỷ – dưới 5 tỷ đồng (bậc 3) mức thuế là 1.500.000 đồng/1 năm.
+ 5 tỷ – 10 tỷ đồng (bậc 2) mức thuế là 2.000.000 đồng/1 năm.
+ Trên 10 tỷ đồng (bậc 1) mức thuế là 3.000.000 đồng/1 năm.
4. Loại hình doanh nghiệp
– Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để các sáng lập viên lựa chọn, mỗi loại hình có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề. Phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần.
– Để tham khảo thêm quy định riêng về cơ cấu tổ chức lẫn các vấn đề khác liên quan đến các loại hình doanh nghiệp các sáng lập viên có thể tham khảo trong Luật doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
– Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có)
– Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên;
– Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Doanh nghiệp báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 của tháng; hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên năm tiếp theo. Hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và bảng quyết toán tài chính), trong thời hạn 30 ngày (đối với DNTN và Công ty hợp danh) và 90 ngày (đối với Công ty TNHH và Công ty CP) kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Về chức danh
Chức danh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty (công ty TNHH một thành viên); Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần).
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần)
+ Thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn )
Cơ sở pháp lý: Điều 13 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
7. Ngành nghề kinh doanh
Quyết định 10/2007/QĐ-TTg quy định về mã ngành kinh tế quốc dân và được hướng dẫn bới Quyết định 337/2007/QĐ-BKH. Trong đó quy định chi tiết về từng loại ngành nghề kinh doanh khi Đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các sáng lập viên nên lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của mình vì ngành nghề còn liên quan đến việc xuất hóa đơn GTGT của doanh nghiệp sau này.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội thì kể từ ngày 01/07/2009 áp dụng quy định về mã ngành trong hồ sơ Đăng ký kinh doanh.
8. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm
– Giấy đề nghị ĐKKD.
– Danh sách sáng lập viên.
– Điều lệ của Công ty (nếu loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn có điều lệ)
– Xác nhận ký quỹ của Ngân hàng (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định)
– Chứng chỉ hành nghề của một trong các chức danh quản lý (nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề).
– Giấy phép cho phép kinh doanh: Đây là trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề như xuất bản,… cần xin giấy phép con trước khi ĐKKD
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ĐKKD doanh nghiệp: DNTN