Chiều ngày 01/11, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra một vụ cháy lớn tại khu vực dãy quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) (sau đây gọi là “dãy quán Karaoke”). Khu vực này có các nhà hàng karaoke, quán ăn, quán bán quần áo… Cả ba căn nhà tại khu này liền kề với quán karaoke số 68 Trần Thái Tông đều đã bị bốc cháy dữ dội. Tài sản thiệt hại từ vụ cháy gây ra là…
Chiều ngày 01/11, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra một vụ cháy lớn tại khu vực dãy quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) (sau đây gọi là “dãy quán Karaoke”). Khu vực này có các nhà hàng karaoke, quán ăn, quán bán quần áo… Cả ba căn nhà tại khu này liền kề với quán karaoke số 68 Trần Thái Tông đều đã bị bốc cháy dữ dội. Tài sản thiệt hại từ vụ cháy gây ra là cháy toàn bộ trang thiết bị tài sản nhà số 68 đường Trần Thái Tông, toàn bộ biển quảng cáo và một phần tài sản các nhà số 70, 72, 74 trên đường Trần Thái Tông và một số phương tiện xe máy, 1 xe ô tô của người dân để ở vỉa hè, và đặc biệt hơn là hậu quả làm 13 người bị thiệt mại. Vụ việc đang khiến dư luận xôn xao, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý cũng được đặt ra xoay quanh vụ việc trên.
Thông qua cuộc trao đổi với các độc giả, Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn – Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội (cũng đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH NewVision Law) có một số quan điểm ý kiến, như sau:
– Thứ nhất, nguyên nhân vụ cháy bước đầu được xác định do thiếu thận trọng khi hàn biển quảng cáo của 3 thợ hàn tại tầng 2 quán karaoke 68 Trần Thái Tông. Vụ việc có dấu hiệu về hình sự, có thể bị truy tố theo Khoản 3,Điều 240 Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy vì hậu quả xảy ra là đặc biệt nghiêm trọng: làm 13 người chết, tài sản thiệt hại từ vụ hỏa hoạn này gây ra là cháy toàn bộ trang thiết bị tài sản nhà số 68 đường Trần Thái Tông, toàn bộ các biển quảng cáo và một phần tài sản các nhà số 70, 72, 74 đường Trần Thái Tông và một số phương tiện xe máy, 1 xe ô tô của người dân để ở vỉa hè.
– Thứ hai,quán Karaoke chưa có đủ giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật; cụ thể, cơ sở này thiếu chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, giấy phép hoạt động kinh doanh về karaoke. Chủ cơ sở kinh doanh này là bà Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1986, trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội). Bà Nguyễn Diệu Linh có thể bị xử phạt hành chính về các hành vi sau đây:
- Đối với hành vi không có giấy phép hoạt động kinh doanh Karaoke thì theo quy định tại Điều 17 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch về vi phạm quy định về giấy phép trong tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh”;
- Đối với hành vi không đảm bảo điều kiện an ninh trật tự trong hoạt động kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về vi phạm những quy định về cách quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”;
- Đối với hành vi không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy thì bị xử lý theo Điều 36 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 22/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”.
Ngoài ra,quán Karaoke 68 Trần Thái Tông có biển quảng cáo quá kích thước, vi phạm nghiêm trọng Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về kích thước, cản trở việc cứu hỏa.
Tại Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáoquy định:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Sau những vi phạm, sai phạm và đặc biệt hậu quả cháy nổ xảy ra quán karaoke 68 Trần Thái Tông của bà Nguyễn Diệu Linh sẽ bị cơ quan chức năng cho ngừng hoạt động ngay.
Còn về thiệt hại về tài sản và tính mạng trong vụ hỏa hoạn này do bà Nguyễn Diệu Linh và ba người thợ hàn liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Điều 298 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về “Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới” như sau:
- Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
- Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
- Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
- Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Theo Điều 608 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” thì 3 người thợ hàn và bà Nguyễn Diệu Linh phải liên đới bồi thường về tài sản bị hư hỏng, hủy hoại,chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Theo Điều 610 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” 3 người thợ hàn và bà Nguyễn Diệu Linh phải chịu trách nhiệm, liên đới bồi thường về trường hợp 13 người bị chết trong vụ việc này, các khoản chi phí phải bồi thường như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra, bà Nguyễn Diệu Linh và 3 người thợ hàn để xảy ra vụ hỏa hoạn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Bà Nguyễn Diệu Linh và 3 người thợ hàn để xảy ra vụ hỏa hoạn phải công khai xin lỗi những gia đình bị thiệt hại về tài sản và có người thiệt mạng.
Ngay sau khi vụ việc cháy dãy quán Karaoke xảy ra, UBND quận Cầu Giấy đã ra quyết định tạm đình chỉ toàn bộ quán karaoke trên địa bàn để thanh, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy. Sau kiểm tra, quán nào không đủ điều kiện sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị xử phạt, nếu vẫn hoạt động thì chủ tịch UBND phường đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Tại khoản 4, Điều 58 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương”. Khoản 3 Điều 63 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, hầu hết các quán karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy đều có biển quảng cáo quá kích thước, vi phạm nghiêm trọng Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về kích thước.
Điều 34 Luật quảng cáo năm 2012 về “Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh” quy định:
– Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.