Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên chuyển nhượng (chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp) chuyển quyền sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán một khoản tiền cho bên nhận chuyển nhượng theo thỏa thuận. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung sau: – Thứ nhất, họ tên và địa chỉ đầy đủ…
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên chuyển nhượng (chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp) chuyển quyền sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán một khoản tiền cho bên nhận chuyển nhượng theo thỏa thuận.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung sau:
– Thứ nhất, họ tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
– Thứ hai, căn cứ chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng phải là chủ văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ có thể là: Bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,…
– Thứ ba, đối tượng chuyển nhượng: Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
+ Các bên có thể thỏa thuận đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng là toàn bộ quyền sở hữu đối với toàn bộ bộ khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đối với một phần khối lượng bảo hộ.
+ Trong một số trường hợp các bên có thể thỏa thuận đồng thời nhiều sở hữu công nghiệp nếu như chúng có mối liên hệ chức năng với nhau. Ví dụ: chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp cùng với nhãn hiệu hàng hóa gắn trên sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng tương ứng.
– Thứ tư, giá chuyển nhượng: giá cả chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc có vốn do nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được thấp hơn mức tối thiểu.
+ Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức nhà nước hoặc vốn do nhà nước góp liên doanh thì giá chuyển nhượng không được cao hơn mức tối đa.
– Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên:
+ Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng đăng ký hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận rằng việc đăng ký do bên nhận chuyển nhượng đảm nhiệm, nộp thuế chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật về thuế, giải quyết các tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyển nhượng gây nên tranh chấp đó.
+ Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng: đăng ký hợp đồng nếu có thể thỏa thuận. Trả tiền chuyển nhượng của bên chuyển nhượng theo mức và theo cách thức mà các bên thỏa thuận, trừ trừng hợp chuyển nhượng không đền bù.
Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được dăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
– Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp không phải đăng ký, hiệu lực của hợp đồng dựa trên sự thảo thuận của các bên.
>>>Xem thêm: Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp