Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi, hiện tại công ty em có nhu cầu ký kết hợp đồng nhưng đối tác lại ở quá xa thì liệu công ty em trao đổi hợp đồng qua email có thể gọi là hợp đồng pháp lí không?. Xin Luật sư cho em lời khuyên? Người gửi: T.T.H Trả lời: Cảm ơn bạn vì đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Newvison chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn thì đại diện Luật Sư…
Câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, hiện tại công ty em có nhu cầu ký kết hợp đồng nhưng đối tác lại ở quá xa thì liệu công ty em trao đổi hợp đồng qua email có thể gọi là hợp đồng pháp lí không?. Xin Luật sư cho em lời khuyên?
Người gửi: T.T.H
Trả lời:
Cảm ơn bạn vì đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Newvison chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn thì đại diện Luật Sư Tuấn sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo khái niệm giao dịch dân sư điều 121 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hình thức của giao dịch dân sự, Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng khẳng định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.
Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Hình thức giao dịch dân sự:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Như vậy, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
Bên cạnh đó, theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 có hiệu lực ngày 01/03/2006 quy định: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự, Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”.
Khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”.
Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 quy định về Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”.
Điều 11 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 quy định về Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Điều 12 Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 khẳng định “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản”. Không chỉ vậy, Điều 13 của Luật còn khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc”.
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
– Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Điều 14 Luật gia dịch Điện tử năm 2005 “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ”
– Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
– Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Như vậy, thư điện tử (email) chính là một hình thức thông điệp dữ liệu nên giao dịch qua mail hoàn toàn có giá trị pháp lý như những trường hợp ký kết trực tiếp
Trân Trọng !!!