Trừ những trường hợp đặc biệt thì khi một cá nhân muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ về hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ đi lại quốc tế. Hộ chiếu (Passport) là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài Thị thực…
Trừ những trường hợp đặc biệt thì khi một cá nhân muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ về hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ đi lại quốc tế. Hộ chiếu (Passport) là một loại giấy tờ quan trọng do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài
Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Còn giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. Thị thực được cấp vào cùng với hộ chiếu hoặc cấp rời. Vậy theo quy định thì những trường hợp nào thị thực sẽ được cấp rời?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì các trường hợp được cấp thị thực rời gồm:
1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực
Hộ chiếu thường chứa tên của chủ sở hữu , địa điểm và ngày tháng năm sinh, ảnh, chữ ký , quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin nhận dạng. Trong hộ chiếu, có số trang nhất định, có trang cấp thị thực, nếu số trang này đã được sử dụng hết thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thị thực rời với hộ chiếu.
2. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Tính đến cuối năm 2016, nước ta đã đặt quan hệ ngoại giao với 187 nước trong số khoảng 200 quốc gia trên thế giớ. Do vậy, vẫn có những quốc gia mà nước ta chưa đặt quan hệ ngoại giao. Đối với những công dân nước này khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được cấp thị thực rời với hộ chiếu.
Xem thêm : Các trường hợp được miễn thị thực
3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận. Khi một người có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì cũng sẽ được cấp thị thực rời.
4. Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh
Vì những lý do nhất định về ngoại giao, quốc phòng, an ninh trong và ngoài nước thì cơ quan có thẩm quyền cũng được phép cấp thị thực rời.