Theo thực trạng hiện nay thì có khá nhiều người lao động đi làm mà không có thỏa thuận HĐLĐ ( hợp đồng lao động) mà chỉ có trên lời miệng trao đổi với nhau ( về công việc, mức lương..) Những yếu tố chủ quan này ảnh hưởng không hề nhỏ về sau dẫn đến nhiều tranh cãi giữa chủ và nhân viên Vì vậy.. Newvision xin đưa ra những thỏa thuận của HĐLĐ chuẩn theo luật pháp Việt Nam để người lao động…
Theo thực trạng hiện nay thì có khá nhiều người lao động đi làm mà không có thỏa thuận HĐLĐ ( hợp đồng lao động) mà chỉ có trên lời miệng trao đổi với nhau ( về công việc, mức lương..)
Những yếu tố chủ quan này ảnh hưởng không hề nhỏ về sau dẫn đến nhiều tranh cãi giữa chủ và nhân viên
Vì vậy..
Newvision xin đưa ra những thỏa thuận của HĐLĐ chuẩn theo luật pháp Việt Nam để người lao động có thể nắm rõ và chủ động hơn trong việc này
Dưới đây là một ví dụ điển hình của một khách hàng đã hỏi chúng tôi về vấn đề này!
Câu hỏi:
Hiện tôi đang làm bảo vệ tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội. Khi bắt đầu làm việc, giữa tôi và chủ chỉ có thỏa thuận bằng miệng về mức lương, thời gian làm việc 02 tháng và các chế độ kèm theo. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này, đây có được coi là hợp đồng lao động không ? Nếu có sai phạm từ phía người thuê thì tôi có được bồi thường hay không ?
Luật sư trả lời :
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp này, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo điều 16 và điều 23 Bộ luật lao động năm 2012 quy định rằng:
“ Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”
Như vậy, trong trường hợp này, có thể xác định là công việc bạn được thuê là công việc tạm thời nên theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể giao kết bằng lời nói. Thêm vào đó, khi thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động đảm bảo các nội dung theo điều 23 Bộ luật lao động năm 2012 thì đây hoàn toàn được xác định là hợp đồng lao động có hiệu lực.
Do đó, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng theo hợp đồng sẽ phải tiến hành bồi thường theo hợp đồng và quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bạn không nêu rõ về tình huống xảy ra cũng như vi phạm của người sử dụng lao động. Do vậy, chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.