Sa thải nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản nhưng không có bằng chứng
Cập nhật 07/08/2018 02:12
Tình huống: Chào luật sư, công ty chúng tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí từ năm 2009. Ngày 20 tháng 7 vừa qua, chúng tôi có sa thải nhân viên A do có hành vi trộm cắp tài sản của công ty. Công ty chưa đưa vụ việc ra Hội đồng kỷ luật cũng như không đưa ra bằng chứng chứng minh hành vi trên. Vậy công ty chúng tôi có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, công ty chúng…
Tình huống:
Chào luật sư, công ty chúng tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí từ năm 2009. Ngày 20 tháng 7 vừa qua, chúng tôi có sa thải nhân viên A do có hành vi trộm cắp tài sản của công ty. Công ty chưa đưa vụ việc ra Hội đồng kỷ luật cũng như không đưa ra bằng chứng chứng minh hành vi trên. Vậy công ty chúng tôi có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, công ty chúng tôi nên làm gì để thực hiện đúng luật ?
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật lao động 2012 thì người có hành vi trộm cắp gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ thì có thể áp dụng hình thức kỉ luật sa thải nhân viên. Cũng theo Điều 123 Bộ Luật này thì nguyên tắc đầu tiên để xử lí kỉ luật người lao động đó là phải chứng minh được lỗi của người lao động.
Theo lời bạn trình bày thì ngày 20 tháng 7 vừa qua công ty bạn đã sa thải 1 nhân viên vì có hành vi trộm cắp tài sản của công ty, theo Khoản 1 Điều 216 thì công ty bạn hoàn toàn có thể áp dụng hình thức kỉ luật là sa thải đối với người lao động này. Tuy nhiên, việc công ty bạn chưa đưa vụ việc ra Hội đồng kỉ luật cũng như không đưa ra bằng chứng để chứng minh hành vi trên là trái với quy định của luật lao động.
Cụ thể khi kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải thành lập hội đồng kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động, đồng thời chuẩn bị những bằng chứng cần thiết để chứng minh việc trộm cắp tài sản của NLĐ ở công ty bạn. Sau đó, tiến hành trình tự xử lý kỉ luật NLĐ như các bước đã quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015 NĐ-CP. Cụ thể:
+ Thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động .
+ Tổ chức cuộc họp khi có đầy đủ các thành phần đã nêu ở trên tham dự .
+ Cuộc họp xử lí kỉ luật phải được lập thành biên bản và thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc, đồng thời phải có chữ kí của những người tham dự phiên tòa
+ Gửi quyết định xử lí kỉ luật đến các thành phần đã tham dự phiên họp.
Bên trên là ý kiến của Luật sư Newvision Law về việc sa thải nhân viên, nếu có điều gì thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ chi tiết