CÂU HỎI Gia đình tôi thế chấp nhà bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho một công ty. Nay thời hạn bảo lãnh đã hết, công ty lại không trả tiền. Như vậy trách nhiệm của công ty thế nào? Ngân hàng có phát mại nhà của tôi không?”. (Hoài Anh – Đống Đa, Hà Nội) LUẬT SƯ TƯ VẤN Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty luật Newvision chúng tôi, về vấn đề của bạn đại diện công ty Luật sư…
CÂU HỎI
Gia đình tôi thế chấp nhà bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho một công ty. Nay thời hạn bảo lãnh đã hết, công ty lại không trả tiền. Như vậy trách nhiệm của công ty thế nào? Ngân hàng có phát mại nhà của tôi không?”. (Hoài Anh – Đống Đa, Hà Nội)
LUẬT SƯ TƯ VẤN
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty luật Newvision chúng tôi, về vấn đề của bạn đại diện công ty Luật sư Hồ Thị Thu Hằng xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Trường hợp của bạn bạn không nói rõ là giữa bạn và Công ty có thỏa thuận về việc bạn chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho Công ty trong trường hợp Công ty không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không, nên sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Trường hợp thứ nhất: Không có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Trong trường hợp này, khi đã đến hạn Ngân hàng, nếu phía Công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng thì bạn với tư cách là người bảo lãnh sẽ phải đưa ngôi nhà của mình ra để trả nợ thay cho Công ty.
Đồng thời bạn có quyền yêu cầu phía Công ty thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. Tức là phải thanh toán khoản tiền bằng khoản tiền bạn phải trả nợ cho Ngân hàng thay cho Công ty. (Điều 340 – Bộ luật Dân sự năm 2015)
– Trường hợp thứ hai: Có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Trong trường hợp này, khi đã đến hạn Ngân hàng, nếu Công ty vẫn hoạt động bình thường, có khả năng trả nợ thì trước hết Ngân hàng sẽ yêu cầu Công ty (là người vay trực tiếp) phải trả nợ chứ chưa thể phát mại tài sản của gia đình bạn để thu hồi nợ.
Trong trường hợp công ty này không trả được nợ, Ngân hàng đã phát mại tài sản của gia đình chị để thu nợ thì chị có quyền yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho mình khoản tiền đã trả thay cho họ, nếu hai bên không có thoả thuận khác./.