Trong khi kinh doanh để thích nghi với điều kiện thực tế của thị trường (đối thủ, khách hàng) bạn cần thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ,phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp Nhưng trước khi thay đổi những nội dung trên giấy phép của mình, Newvision sẽ đưa ra một số vấn đề khách hàng cần quan tâm trước khi nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch và đầu tư. 1. Điều cần biết khi thay đổi tên doanh…
Trong khi kinh doanh để thích nghi với điều kiện thực tế của thị trường (đối thủ, khách hàng) bạn cần thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ,phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp
Nhưng trước khi thay đổi những nội dung trên giấy phép của mình, Newvision sẽ đưa ra một số vấn đề khách hàng cần quan tâm trước khi nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch và đầu tư.
1. Điều cần biết khi thay đổi tên doanh nghiệp?
Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi và lựa chọn một cái tên khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như:
– Phải thay đổi con dấu doanh nghiệp;
– Thay đổi thông tin hóa đơn;
– Thông báo đến cơ quan quản lý thuế;
– Thông báo đến ngân hàng;
– Thông báo đến đối tác việc thay đổi tên doanh nghiệp không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này.
2. Khi thay đổi trụ sở chính?
Việc thay đổi trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp cần hiểu biết trụ sở chính dự định chuyển đến có phù hợp với quy định của pháp luật không? Việc thay đổi địa chỉ khác quận, huyện cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp. Trường hợp thay đổi địa chỉ cùng quận, huyệnthì không cần thay đổi con dấu, cũng như thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi thay dổi bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Do nhu cầu mở rồng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doah nghiệp có thể bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh tế trên giấy phép kinh doanh, do vậy doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ngành nghề nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
4. Thay đổi tăng giảm vốn điều lệ.
Khi thay đổi tăng (hoặc giảm) vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết rõ loại hình doanh nghiệp nào được tăng (hoặc giảm) vốn điều lệ? Loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? Đó là những vấn đề được quy định rõ trong luật doanh nghiệp để rang buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp của mình. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra có những vấn đề khác liên quan đến từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
5. Khi thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?
Khi doanh nghiệp muốn mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc khi thành viên mong muốn góp thêm hoặc giảm vốn thì cần thay đổi cơ cấu vốn góp. Cần lưu ý vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật hoặc trường hợp tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…
Khi thay đổi thông tin thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?
Các thông tin thành viên thay đổi liên quan đến chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khâu, địa chỉ… cần cập nhật kịp thời trên giấy đăng ký doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh) để thuận lợi trong công việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước…
Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải hiểu được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý khác nhau. Ngoài ra, cũng cần biết loại hình doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi được sang loại hình nào, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi ra sao…
6. Điều cần biết khi thay đổi thông tin thành viên
Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ khẩu, địa chỉ, do vậy doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cập nhật kip thời lên giấy phép kinh doanh để công việc thuận tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước.
7. Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp
Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì các bạn cũng phải nắm được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi, bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau nên cách thức quản lý cũng khác nhau
>>>Xem thêm: Hồ sơ và trình tự đăng ký kinh doanh