Pháp luật quốc tế đã sớm có quy định về chế độ thai sản đối với các cặp vợ chồng mới sinh con Kế thừa điều đó, nhà nước ta cũng đã có luật về khoản này…. 1. Chính sách nghỉ thai sản đối với lao động nữ Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, là một điều tuyệt vời nhưng cũng đầy gian khổ. Việc mang thai và sinh con có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mẹ. Bên…
Pháp luật quốc tế đã sớm có quy định về chế độ thai sản đối với các cặp vợ chồng mới sinh con
Kế thừa điều đó, nhà nước ta cũng đã có luật về khoản này….
1. Chính sách nghỉ thai sản đối với lao động nữ
Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, là một điều tuyệt vời nhưng cũng đầy gian khổ. Việc mang thai và sinh con có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mẹ. Bên cạnh đó, tâm sinh lý của người phụ nữ khi mang thai và sau sinh con cũng tác động lớn tới sự phát triển cả về thể chất và nhân cách của trẻ nhỏ.

Nhận thức được vấn đề này, pháp luật quốc tế đã sớm có những quy định về chế độ thai sản. Trong đó nổi bật là 4 công ước sau: Công ước số 3 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1919) về bảo vệ thai sản, Công ước số 183 (2000) của ILO về bảo vệ bà mẹ, Điều 11 – Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) và Điều 10 – Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR).
– Về thời gian nghỉ: Được quy định tại Điều 157, luật Lao động 2012 và Điều 34, luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
– Về mức hưởng chế độ thai sản: Được quy định tại Điều 39, luật BHXH 2014
“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
2. Chính sách nghỉ thai sản đối với lao động nam

Vì sức khỏe của người mẹ và trẻ con sau sinh là rất yếu, cần được chăm sóc cẩn thận. Nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích những người cha cần quan tâm và tham gia nhiều hơn vào quá trình cũng như sau khi con chào đời. Theo thống kê đến năm 2013, ít nhất 78 trên tổng số 167 quốc gia quy định hình thức nghỉ phép nhất định dành cho các bậc làm cha ngay sau khi vợ sinh con. Đây là một chế định tiến bộ đã được nhà nước ta quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Về thời gian nghỉ:
“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- a) 05 ngày làm việc;
- b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
– Về mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Mức hưởng = (Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày X 100% X số ngày nghỉ chăm sóc khi vợ sinh con