|
GIẤY PHÉP KINH DOANH |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP |
Định nghĩa |
Là loại giấy được cấp cho các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp |
Luật điều chỉnh |
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. |
– Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn |
Điều kiện được cấp |
Theo qui định tại Chương II, Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất, về vốn pháp định, về chứng chỉ hành nghề,… |
Theo qui định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014;
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí. |
Nội dung |
Qui định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
c) Hàng hóa phân phối;
d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
đ) Các nội dung khác. |
Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 qui định về nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh:
“a) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
4) Vốn điều lệ. |
Hồ sơ cấp phép |
Theo qui định tại Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có). |
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sẽ có những nội dung cơ bản sau:
1. Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2. Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu;
3. Điều lệ công ty (không áp dụng đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);
4. Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông, (không áp dụng với loại hình Doanh nghiệp tư nhân);
5.Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định
6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
7. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. |
Trình tự, thủ tục |
Qui định tại Điều 13, Nghị định 09/2018/NĐ-CP
1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. |
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
– Trường hợp hố sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. |
Cơ quan có thẩm quyền |
Sở Công thương |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Thời hạn tồn tại. |
Được thể hiện trong Giấy phép kinh doanh. Thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thầm quyền. Thông thường có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. |
Phụ thuộc vào sự tồn tại của doanh nghiệp hay quyết định của chính chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp. Nội dung này không được thể hiện vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. |
Quyền hạn của nhà nước |
Ngay cả khi có đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng. |
Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |