Quy định về người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Cập nhật 04/11/2016 03:38
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi đối với người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam pháp luật có quy định như thế nào? Những ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và phải đáp ứng điều kiện gì? Trả lời: Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Newvision của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc bạn như sau: Theo quy định tại điều 159 và điều 160 Luật…
Câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi đối với người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam pháp luật có quy định như thế nào? Những ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và phải đáp ứng điều kiện gì?
Trả lời:
Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Newvision của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc bạn như sau:
Theo quy định tại điều 159 và điều 160 Luật nhà ở năm 2014:
- Đối tượng và điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên qua => phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam => phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam => phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
(Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.)
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy với mỗi đối tượng muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì pháp luật đặt ra những điều kiện riêng nhất định, nhưng nhìn chung những quy định đó đã thông thoáng hơn rất nhiều so với Luật nhà ở 2005 và Luật đất đai 2003. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sở hữu nhà ở là người nước ngoài đã được quy định cụ thể tại điều 161 và điều 162 Luật nhà ở 2014.