Rượu là một trong số những sản phẩm mà Nhà nước hạn chế kinh doanh, do vậy Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh rượu của mọi tổ chức cá nhân. Tất cả các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh rượu đều phải có giấy phép kinh doanh rượu và muốn có được giấy phép kinh doanh này cũng phải đảm bảo được những điều kiện nhất định mà pháp luật yêu cầu. Sau đây công ty Luật Newvision…
Rượu là một trong số những sản phẩm mà Nhà nước hạn chế kinh doanh, do vậy Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh rượu của mọi tổ chức cá nhân. Tất cả các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh rượu đều phải có giấy phép kinh doanh rượu và muốn có được giấy phép kinh doanh này cũng phải đảm bảo được những điều kiện nhất định mà pháp luật yêu cầu.
Sau đây công ty Luật Newvision chúng tôi xin cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về đăng ký giấy phép cho việc kinh doanh rượu.
1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu đối với cơ sở bán buôn gồm:
a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị do Bộ Công Thương quy định;
c) Có kho dự trữ hàng, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo việc bảo quản chất lượng rượu, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ;
d) Có hệ thống phân phối.
2. Điều kiện cấp giấy phép đối với cơ sở bán lẻ gồm:
a) Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán rượu thì mới có thể xin giấy phép kinh doanh rượu;
b) Cơ sở kinh doanh đáp ứng yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và phòng chống cháy, nổ.
Đối với loại rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài
– Phải có chứng từ nhập khẩu theo quy định hiện hành.
– Phải có nhãn hàng hóa.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
– Đã được dán tem rượu nhập khẩu theo quy định.
Đối với loại rượu đóng chai tại Việt Nam bằng nước cốt rượu nhập khẩu.
– Phải là rượu do những doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép đầu tư nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam theo các quy định.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
– Phải có nhãn hàng hoá và trên các bao bì, nhãn hàng hoá ghi bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt Nam: tên và địa chỉ doanh nghiệp đóng chai, số Giấy phép sản xuất.
Đối với loại rượu sản xuất trong nước.
– Phải do các cơ sở có giấy phép theo quy định của pháp luật sản xuất.
– Phải đăng ký chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
– Phải có nhãn hàng hoá theo như quy định của pháp luật.
– Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ gồm 1 bộ:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phương án kinh doanh, gồm các nội dung:
– Đánh giá tình hình, kết quả của hoạt động kinh doanh trong 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp rượu, trong đó nêu rõ: các số liệu về loại rượu, giá mua, bán, số lượng và trị giá mua, các khoản thuế đã nộp và lợi nhuận;
– Dự kiến kết quả của hoạt động kinh doanh cho năm tiếp theo; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu, giá mua, bán, số lượng và trị giá mua, bán, các khoản thuế sẽ nộp và lợi nhuận;
– Hình thức tổ chức bán hàng và phương thức quản lý hệ thống phân phối;
– Bảng kê danh sách những thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu, mã số thuế, bản sao Giấy phép kinh doanh rượu, địa bàn kinh doanh dự kiến;
– Hồ sơ về kho hàng/hệ thống kho hàng gồm:
+ Địa điểm và sức chứa của kho;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho;
+ Bảng kê những thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho;
+ Các tài liệu liên quan đến an toàn phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
d) Văn bản giới thiệu/hợp đồng bán buôn, đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn;
đ) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, bao gồm:
– Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (sở hữu, đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng);
– Bảng kê những thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh ( bảo đảm khu vực kinh doanh phải luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
– Các tài liệu liên quan đến vấn đề an toàn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.