Câu hỏi: Người lao động nghỉ việc khi chưa thanh toán hết công nợ của khách hàng bên phía công ty có được tạm giữ lương và sổ bảo hiểm của họ có được không? Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Newvision chúng tôi, đại diện công ty có Luật sư Lê Thị Dung sẽ giúp bạn tư vấn về trường hợp lương, bảo hiểm đối với người lao động như sau: Căn cứ pháp…
Câu hỏi:
Người lao động nghỉ việc khi chưa thanh toán hết công nợ của khách hàng bên phía công ty có được tạm giữ lương và sổ bảo hiểm của họ có được không?
Giữ lương và bảo hiểm của người lao động ?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật Newvision chúng tôi, đại diện công ty có Luật sư Lê Thị Dung sẽ giúp bạn tư vấn về trường hợp lương, bảo hiểm đối với người lao động như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội lao động và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Trong tình huồng này thì người lao động đã vi phạm Điều 5 Bộ luật LĐ 2012 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
“2. Người lao động sẽ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều chỉnh hợp pháp của người sử dụng lao động;”
Người sử dụng lao động sẽ có thể xứ lý kỷ luật người lao động Theo Điều 125 Bộ luật LĐ 2012.Hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
- Sa thải.
– Như vậy phía công ty chỉ được phép xử lý kỉ luật NLĐ theo 3 hình thức trên của BLLĐ mà không được tạm giữ lương và sổ bảo hiểm của NLĐ.Nếu giữ lương và sổ bảo hiểm của NLĐ còn vi phạm các quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Theo Điều 96 Bộ luật LĐ 2012 quy định về Nguyên tắc trả lương.
Người lao động sẽ được trả lương trực tiếp và đầy đủ , đúng thời hạn.
Trong trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải phải có trách nhiệm trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Điều 47 Bộ luật Lao Động 2012 có quy định về Trách nhiệm người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ những khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục về xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội , những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Điều 8 NĐ 95/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động:
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn được quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Điều 5NĐ 95/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Do đó, NLĐ chỉ cần đảm bảo thời hạn báo trước 45 ngày theo quy định của BLLĐ trước khi nghỉ việc cho người sử dụng lao động để được chấm dứt hợp đồng lao động và thanh toán các chế độ chấm dứt hợp đồng lao động. Chế độ nghỉ việc của NLĐ sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Lao động.
– Nếu giữa 2 bên đã phát sinh nợ tiền, thì có thể thỏa thuận về việc trả nợ, và khoản nợ này được xác định giữa 2 bên là về lĩnh vực dân sự, không thuộc sự điều chỉnh của Luật Lao Động nữa vì quan hệ lao động đã được giải quyết và chấm dứt,công ty không có quyền giữ sổ bảo hiểm và tạm giữ lương để làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ.
-Về khoản nợ này của NLĐ đã làm giữa 2 bên phát sinh quan hệ dân sự thông thường và phía công ty và NLĐ có thể xác lập/căn cứ vào hợp đồng vay nợ đó để thỏa thuận về phương thức trả nợ.Phía công ty cũng có thể thỏa thuận để khấu trừ tiền lương hưởng sau khi nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của NLĐ.